Lắp đặt kim chống sét cho công trình, nhà ở, nhà xưởng đòi hỏi kiến thức tay nghề trong quá trình lựa chọn và lắp đặt khá cao. Không phải ai cũng có thể thi công lắp đặt hệ thống chống sét. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt kim thu sét cho công trình một cách an toàn nhất.
Lắp đặt kim thu sét sẽ giúp bạn cản trở được nguồn năng lượng từ sét ảnh hưởng trực tiếp đến công trình mà bạn cần bảo vệ. Nhờ vào đó công trình sẽ được bảo vệ một cách toàn diện. Hãy cùng theo dõi cách lắp đặt kim thu sét cho công trình một cách chi tiết dưới đây:
Bước đầu tiên trong quy trình lắp đặt kim thu sét chính là xác định được vị trí sẽ lắp đặt hệ thống tiếp địa. Bạn nên kiểm tra một cách cẩn thận để tránh những công trình ngầm, chướng ngại vật hay hệ thống thoát nước tại khu vực lắp đặt.
Tiếp đến bạn hãy đào rãnh với chiều rộng khoảng 30 đến 50 cm và độ sâu khoảng 60 đến 80 cm. Hình dạng và chiều dài của rãnh phải tuân thủ theo bản thiết kế, hoặc bạn cũng có thể tùy chỉnh dựa vào mặt bằng thi công thực tế.
Hướng dẫn lắp đặt kim thu sét cho công trình
Lưu ý, trên thực tế sẽ có các vùng đất có điện trở suất đất cao, hoặc mặt bằng thi công của bạn bị hạn chế. Lúc này bạn nên áp dụng phương pháp khoan giếng để đảm bảo được tính an toàn. Độ sâu hợp lý của giếng khoan từ 20 đến 40m. Đường kính sẽ rơi vào khoảng 5 cm đến 8 cm tùy thuộc vào độ sâu của mạch nước ngầm.
Cọc tiếp địa phải được đóng dựa vào thiết kế và tại những nơi đã quy định. Khoảng cách lý tưởng giữa các cọc sẽ dài gấp đôi độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình hình thực tế mà khoảng cách giữa các cột có thể sẽ ngắn hơn, đặc biệt tại những vùng có diện tích hệ thống đất giới hạn. Lưu ý khoảng cách giữa các cọc không được ngắn hơn chiều dài của cọc.
Đóng cọc tiếp địa sâu xuống lòng đất, đến khi khoảng cách giữa đỉnh cọc và đáy cách nhau từ 10 đến 15 cm thì dừng lại.
Đóng cọc đất ở trung tâm cạn hơn. Đỉnh cọc nên cách mặt đất từ 15 đến 25 cm, thiết kế sao cho đỉnh cọc nằm bên trong hố sau khi lắp đặt hố để kiểm tra điện trở đất.
Tiếp đến, bạn cần liên kết các cọc bằng cách rải những cáp đồng trần dọc theo rãnh đã đào.
Bước quan trọng tiếp theo chính là độ hóa chất để làm giảm điện trở. Hóa chất này sẽ có tác dụng hút ẩm, sau đó tạo thành một dạng keo để bao quanh điện cực. Từ đó có thể làm giảm điện trở đất bằng cách tăng bề mặt tiếp xúc của điện cực và đất, bảo vệ được hệ thống tiếp địa.
Bạn có thể đổ hóa chất giảm điện trở trước khi đóng cọc hoặc đổ dọc theo đường cáp đồng trần.
Nếu như bạn lựa chọn đổ trước khi đóng cọc, tại vị trí cọc bạn cần đào hố sâu 50 cm và đường kính từ 20 đến 30 cm được tính từ đáy rãnh. Sau đó bạn tiến hành độ hóa chất giảm điện trở vào các hố này.
Nếu bạn lựa chọn cách khoan giếng, những cọc tiếp đất được liên kết thẳng với cáp sau đó sẽ thả sâu xuống đáy giếng. Tiếp đến, hãy rải hóa chất làm giảm điện trở xuống đất, đổ nước xuống cùng một lúc để hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng. Hàn hóa nhiệt để có thể liên kết những cọc với cáp đồng trần.
Cách sử dụng hóa chất để giúp giảm điện trở khi lắp đặt kim thu sét
Bước tiếp theo trong hướng dẫn lắp đặt kim thu sét chính là lắp cột và chân trụ đỡ. Cột và chân trụ đỡ kim thu sét nên được lắp đặt một cách cẩn thận và đúng chuẩn để có thể đảm bảo được độ an toàn cho hệ thống tiếp địa.
Kim thu sét phải được lắp đặt ở vị trí cao nhất trên tòa nhà . Cột để gắn kim thu sét nên là cột inox có đường kính 42 và dài 3 mét. Cột được liên kết với dây neo và trên cột sẽ hàn đai ốc tại 3 vị trí. Để đề phòng trong trường hợp gió bão gây hư hỏng, kim thu sét phải được gia cố một cách chắc chắn với cột.
Tùy thuộc vào quy mô của công trình mà số lượng dây thoát sét cũng sẽ khác nhau. Tiết diện phù hợp của dây thoát sét từ 5 đến 7 cm. Đối với những công trình có quy mô dưới 60 mét vuông, bạn có thể sử dụng một dây thoát sét có tiết diện từ 5 đến 7 cm. Tuy nhiên với công trình có diện tích trên 60 mét vuông, bạn phải dùng tối thiểu là hai sợi dây thoát sét.
Hướng dẫn lắp đặt dây thoát sét
Tại vị trí cọc trung tâm, bạn cần lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất và đảm bảo sao cho điện trở phải nhỏ hơn 10 ohm. Nếu như giá trị thu được lớn hơn, bạn phải xử lý thêm hóa chất làm giảm điện trở đất, đóng thêm cọc hoặc thực hiện khoan giếng để đạt được giá trị điện trở cho phép. Cuối cùng chính là lắp đất, nện chặt vào các rãnh, hố sau đó hoàn trả mặt bằng.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn lắp đặt kim thu sét cho công trình một cách chi tiết. Nếu bạn có nhu cầu báo giá kim thu sét, giá máy bơm chữa cháy, hay tìm hiểu về thiết bi PCCC, hãy lien hệ cho An Toàn Như Ý qua hotline 028 6269 3356 – 028 6267 1735 – 028 6267 1736.